Bột nở được biết đến là một trong những nguyên liệu quan trọng trong lĩnh vực làm bánh và chế biến thực phẩm, nhưng không phải ai cũng hiểu rõ về nó. Để sử dụng bột nở một cách hiệu quả, cần hiểu rõ về công dụng và sử dụng đúng cách. Trong bài viết này, hãy cùng chúng tôi tìm hiểu chi tiết về bột nở để bạn đọc có thêm kiến thức hữu ích cho việc chế biến món ăn của mình nhé!
Bột nở là gì? Công dụng của bột nở
Bột nở, hay còn gọi là bột nổi (baking powder), có dạng bột mịn, tương tự như bột mì, thường có màu trắng. Bột nở thường không có mùi đặc trưng, hoặc chỉ có mùi nhẹ, không gây khó chịu.
Bột nở thường bao gồm ba thành phần chính:
- Chất axit: Thường thì acid tartaric (còn gọi là bột cream of tartar) hoặc các loại axit khác được sử dụng để tương tác với baking soda trong bột nở.
- Baking soda (natri bicarbonate): Bột nở hoạt động như một chất kiềm, phản ứng với axit khi tiếp xúc với độ ẩm và nhiệt độ, từ đó sinh ra khí carbon dioxide (CO₂). Khí này giúp bột nở lên trong quá trình nướng.
- Chất độn: Như bột ngô, được thêm vào để giữ cho hỗn hợp không bị vón cục và tạo độ ổn định cho bột nở.
Bột nở được sử dụng rộng rãi trong nấu ăn và làm bánh, thường dùng để làm các loại bánh như bánh ngọt, bánh bao, bánh mì, bánh quy,… Nó đóng vai trò quan trọng trong việc tạo ra các sản phẩm bánh nở và trở nên mềm xốp, bông nhẹ.
Có những loại bột nở nào?
Có hai loại bột nở chính:
- Bột nở đơn (Single-acting baking powder): Loại này sẽ bắt đầu phản ứng ngay khi tiếp xúc với nước hoặc chất lỏng. Khi bạn kết hợp bột nở với nguyên liệu ướt, nó sẽ giải phóng khí CO₂ ngay. Vì vậy, bạn cần nướng bánh ngay sau khi trộn để tối ưu hóa khả năng nở của bột.
- Bột nở kép (Double-acting baking powder): Loại bột nở này rất phổ biến và phản ứng hai lần. Lần đầu, nó sẽ giải phóng khí khi tiếp xúc với nước, và lần thứ hai, khí sẽ được phát sinh khi gặp nhiệt độ cao trong lò nướng. Điều này cho phép bạn có thêm thời gian chuẩn bị trước khi nướng mà vẫn đảm bảo bánh nở đều và ngon.
Có thể thay thế bột nở bằng nguyên liệu gì?
Trong một số trường hợp, có thể dùng các nguyên liệu khác để thay thế bột nở, tuy nhiên kết quả thu được có thể không hoàn toàn giống như khi sử dụng bột nở.
- Baking soda (muối nở): Trong công thức có thành phần axit (như sữa chua, giấm…), bạn có thể thay thế bột nở bằng baking soda. Tỷ lệ thay thế thường là 1 thìa cà phê baking soda cho mỗi 1-2 thìa cà phê bột nở, nhưng cần thêm một nguồn axit để kích hoạt.
- Cream of tartar (bột tartar): Bạn có thể tự tạo bột nở tại nhà bằng cách kết hợp 1 thìa cà phê cream of tartar với 1/2 thìa cà phê baking soda. Hỗn hợp này sẽ hoạt động tương tự như bột nở thông thường.
- Giấm và baking soda: Bạn có thể sử dụng giấm kết hợp với baking soda. Sự kết hợp giữa giấm và baking soda sẽ tạo ra phản ứng hóa học giải phóng khí carbon dioxide (CO₂), giúp bánh nở xốp và mềm mịn.
- Buttermilk (sữa chua): Kết hợp buttermilk (sữa chua) và baking soda theo tỷ lệ 1/2 cốc và 1/4 thìa cà phê để thay thế cho bột nở trong công thức.
Bột nở có hại cho sức khoẻ không?
Bột nở được coi là một phụ gia thực phẩm an toàn và phổ biến khi sử dụng với liều lượng hợp lý.
Tuy nhiên, bạn cần đặc biệt lưu ý khi sử dụng các loại bột đã hết hạn sử dụng, vì điều này có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng và an toàn thực phẩm. Bột hết hạn có thể bị biến đổi về mặt cấu trúc và mùi vị, thậm chí tiềm ẩn nguy cơ gây hại cho sức khỏe nếu tiếp tục được sử dụng trong các món ăn. Bạn sẽ có thể phản ứng dị ứng với một số thành phần hoặc có các vấn đề về tiêu hoá và hô hấp khi sử dụng. Vì vậy, việc kiểm tra hạn sử dụng và chất lượng bột trước khi sử dụng là rất quan trọng để đảm bảo an toàn.
Bột nở có giống baking soda không?
Bột nở và baking soda là hai thành phần phổ biến trong nấu ăn và làm bánh, nhưng chúng có những điểm khác biệt rõ ràng:
- Bột nở là baking powder có thành phần bao gồm baking soda, thường cho phép hoạt động mà không cần thêm axit. Nhờ đó bột nở dễ sử dụng hơn, phù hợp cho nhiều công thức nướng mà không cần điều chỉnh thêm.
- Baking soda, còn gọi là muối nở, có khả năng trung hòa axit, giúp tạo độ bông mềm cho bánh, nên thường được sử dụng trong các công thức bánh có thành phần axit. Khi bạn đã thêm baking soda vào bột, cần nướng bánh ngay vì phản ứng diễn ra nhanh. Nếu để quá lâu, các bọt khí sẽ thoát ra, khiến bánh bị xẹp và không nở như mong muốn. Đồng thời, cũng cần cân nhắc liều lượng để tránh làm bánh có vị đắng.
Cách bảo quản bột nở
Bột nở chưa dùng đến hoặc còn thừa sau khi sử dụng, cần được bảo quản cẩn thận để tránh hư hỏng. Dưới đây là một số cách bảo quản hiệu quả mà bạn có thể áp dụng:
- Bạn nên cho bột nở vào trong các hộp kín như lọ thuỷ tinh hoặc hộp nhựa và để ở nơi khô ráo, thoáng mát, tránh tiếp xúc với độ ẩm và nhiệt độ cao.
- Bạn có thể bảo quản bột nở trong ngăn mát tủ lạnh, nhưng hãy buộc chặt miệng túi hoặc đậy kín nắp chai, lọ để ngăn hơi nước và độ ẩm xâm nhập, nhằm bảo vệ bột khỏi hư hỏng.
- Bột nở có hạn sử dụng tương đối ngắn, vì vậy bạn cần thường xuyên kiểm tra và sử dụng trước khi hết hạn để đảm bảo chất lượng và an toàn khi làm bánh.
Lưu ý khi dùng bột nở
Bột nở (baking powder) thường được bảo quản trong hộp kín, ở nơi thoáng mát và nên thay 6 tháng một lần để đảm bảo bánh được nướng tươi ngon.
Quá nhiều bột nổi (baking powder) sẽ làm cho bánh có vị hơi đắng một chút và có mùi khai. Nó cũng chính là nguyên nhân làm cho bánh của bạn nở rất nhanh nhưng rồi lại xẹp ngay tức thì. Ngược lại nếu ít bột nổi (baking powder) quá thì cũng làm cho bánh bị đặc, không nở xốp. Chính vì thế, lời khuyên cho mỗi người khi đong nguyên liệu làm bánh là phải thật chính xác nhé.
Khi trộn bột nở vào trong nguyên liệu làm bánh thì cần nhanh nhất có thể bỏ bánh vào lò nếu không không khí sẽ thoát hết ra ngoài làm bánh không còn nở được nữa.
Bài viết trên vừa nói về các thông tin xoay quanh bột nở. Hy vọng rằng những thông tin này sẽ mang lại hũu ích cho các bạn đọc, giúp các bạn nắm bắt được cách sử dụng bột nở một cách hiệu quả trong các công thức nấu ăn.
Nếu bạn là doanh nghiệp hoặc có nhu cầu tìm hiểu về các thiết bị công nghệ để thực hiện các công đoạn làm bánh, xin vui lòng liên hệ với chúng tôi qua số hotline: 1900633539.